Chọn danh mục tin tức

GPS – Từ lợi thế, trở thành điểm yếu của Quân đội Mỹ

19-11-2022, 9:15 am

Mới đây, Lầu Năm góc và Bộ Quốc phòng Israel đã công bố kế hoạch phát triển hệ thống định vị và dẫn đường tương lai với tên gọi “Urban Navigation Challenge” và có thể hoạt động độc lập không cần sử dụng định vị vệ tinh toàn cầu (GPS). Động thái này có thể coi là nỗ lực mới nhất của Mỹ để khắc phục sự phụ thuộc vào GPS trong lĩnh vực quân sự, phương thức vốn đã không còn đạt hiệu quả cao với các đối thủ công nghệ cao như Nga và Trung Quốc.

Đánh giá về hệ thống định vị và dẫn đường tương lai, giới chuyên gia quân sự quốc tế nhận định, trong nhiều thập kỷ qua do quá ỷ lại vào GPS và chỉ phải đối phó với các đối thủ quân sự không xứng tầm, công nghệ định vị, dẫn đường đã trở nên tụt hậu và dễ tổn thương khi gặp phải các đối thủ mạnh, có nền công nghệ phát triển như Nga và Trung Quốc.

GPS – Mạnh với kẻ yếu, nhưng yếu với kẻ mạnh

Với tên gọi đầy đủ là Combating Terrorism Technology Startup Challenge (CTTSC3), hệ thống định vị và dẫn dẫn đường mới của Mỹ hợp tác với Israel là một gói công nghệ tổng thể, bao gồm định vị sóng vô tuyến, bản đồ số hóa cập nhật và các giải pháp công nghệ ứng dụng theo mốc thời gian thực không phụ thuộc vào nguồn tín hiệu GPS. Ý tưởng về CTTSC3 chính là phương án bổ sung cho chương trình hệ thống dẫn đường ứng phó (AGS) do Cơ quan phụ trách các Dự án tương lai (DAPRA) phát triển. Cả CTTSC3 và AGS được kỳ vọng sẽ thay thế hoặc bổ sung cho GPS trong lĩnh vực quân sự của Mỹ.

Trong nhiều thập kỷ qua, GPS đã mang lại lợi thế rất lớn trên chiến trường cho Mỹ và đồng minh.

Tên lửa hành trình Tomahawk được coi là một trong những dòng vũ khí tiên phong áp dụng GPS.

 

Quân đội Mỹ bắt đầu áp dụng GPS vào lĩnh vực quân sự từ năm 1993 với mục tiêu thiết lập một nền tảng định vị, dẫn đường hợp nhất cho các đơn vị chiến đấu. Đánh giá về cột mốc quan trọng này, chuyên gia quân sự Nga Vadim Saranov nhận định, GPS sau này đã vượt qua kỳ vọng của Quân đội Mỹ và mở ra khả năng ứng dụng trên các loại vũ khí tấn công chính xác cao của Mỹ và NATO trong gần 3 thập niên qua.

Điều này đã được chứng minh bằng hiệu quả tác chiến trên chiến trường. Nếu ở chiến dịch Bão táp sa mạc năm 1991, các tên lửa hành trình Tomahawk Block II với hệ thống dẫn đường quán tính và quang-truyền hình, tỷ lệ đánh trúng mục tiêu được xác định vào khoảng 70%, thì tới chiến dịch không kích Nam Tư năm 1999, với việc áp dụng công nghệ GPS, tỷ lệ đánh trúng mục tiêu của tên lửa hành trình Tomahawk Block III đã tăng lên trên 90%. Ngoài ra, GPS còn được áp dụng rộng rãi trên các dòng bom thông minh SDB, JDAM, đạn pháo M982 Excalibur, đạn cối 120mm PERM.

Kết hợp với GPS đã giúp sai số đánh trúng mục tiêu của các loại bom, đạn chính xác chỉ khoảng 1-2m. Tuy nhiên, giới chuyên gia quân sự quốc tế đánh giá, hiệu quả cao của các loại bom, đạn thông minh ứng dụng GPS có được là nhờ việc NATO và Mỹ chỉ tấn công những đối thủ yếu kém về công nghệ và chúng thường được sử dụng trong điều kiện tác chiến tối ưu.

Chuyên gia Aleksei Levchenkov, Giám đốc TeKnol, công ty chuyên áp dụng các giải pháp định vị và dẫn đường dân sự trên nền GPS, đánh giá: “Khi đối đầu với đối thủ có khả năng áp dụng sâu công nghệ đối kháng điện tử, hãy quên việc sử dụng dẫn đường vệ tinh đi. Trong trường hợp này, để đạt được hiệu quả tấn công chính xác cao, phương thức truyền thống: Dẫn đường quán tính hoặc quang-truyền hình là tối ưu nhất”.

Về vấn đề này, chuyên gia V. Saranov nhấn mạnh, tín hiệu GPS ngày nay có thể bị gây nhiễu hoặc làm sai lệch chỉ bằng các thiết bị cầm tay. Chính vì thế, Mỹ phải tìm kiếm phương thức định vị và dẫn đường mới thay thế.

Ví dụ cụ thể nhất vào tháng 8-2017, Tập đoàn Kalashnikov đã giới thiệu thiết bị cầm tay Rex-1 nặng 4,2kg; có khả năng gây nhiễu hoặc cắt đứt hoàn toàn kết nối vô tuyến, trong đó có cả GPS thiết bị mục tiêu ở khoảng cách 5km.

Nỗ lực bất thành

Nhận diện các các yếu điểm của GPS, trong nhiều năm qua, Lầu Năm góc đã tập trung nguồn lực tăng cường tính bảo mật của phương thức dẫn đường này trong lĩnh vực quân sự. Trong số đó, đáng kể nhất là chương trình phát triển hệ thống antena thu phát GPS kháng nhiễu của Không quân Mỹ năm 2013.

Đánh giá về nỗ lực của Quân đội Mỹ, chuyên gia V. Saranov cho rằng, những cố gắng của Quân đội Mỹ khắc phục đặc tính dễ tổn thương của GPS chỉ như muối bỏ bể: “Có thể nói đơn giản là không hề tồn tại phương thức nào giúp bảo mật, kháng nhiễu hiệu quả đối với kênh liên lạc vệ tinh như GPS”.

“Nếu để so sánh, tôi có thể ví tín hiệu GPS giống như âm thanh vo ve của cánh muỗi, còn tín hiệu đối kháng của các hệ thống tác chiến điện tử hiện đại tạo ra giống như tiếng gầm của động cơ phản lực khi cất cánh. Như thế, bạn có thể hiểu tại sao GPS lại dễ dàng bị gây nhiễu”, chuyên gia V. Saranov nói.

Theo lời chuyên gia V. Saranov, ngoài việc can thiệp là mất tín hiệu GPS, công nghệ giờ đây đã cho phép tạo ra tín hiệu GPS giả phát tới cho thiết bị của đối phương từ đó gây ra việc định vị, dẫn đường sai, thậm chí là mất phương hướng.

“Hiện tại, trên thế giới có tới 12 phương pháp phổ biến để tạo ra tín hiệu GPS giả mạo. Ngay khi chuyên gia tìm ra phương án khắc chế một loại, thì ngay lập tức lại có phương án giả mạo mới được giới thiệu”, Chuyên gia A. Levchenkov đánh giá.

Điều này đã được chứng minh trong thực tế, khi Iran đánh lừa và bắt giữ thiết bị bay không người lái tình báo RQ-170 Sentinel của Mỹ năm 2011. Phía Iran tuyên bố, chiếc RQ-170 bị hạ là nhờ phương pháp đối kháng điện tử can thiệp vào tín hiệu GPS của thiết bị bay. Tuy nhiên, giới chức Lầu Năm góc vẫn hoài nghi với tuyên bố của Iran và nhấn mạnh RQ-170 được áp dụng công nghệ GPS được mã hóa, rất khó có thể can nhiễu hoặc vô hiệu hóa.

 

Về sự kiện trên, giới chuyên gia quân sự thế giới đánh giá, việc chiếc RQ-170 bị ngăn chặn không có gì là đáng ngạc nhiên. Iran có đủ công nghệ để ngăn chặn kênh GPS quân sự của thiết bị bay và khiến nó phải chuyển sang kênh GPS dân sự. Tín hiệu trao đổi giữa RQ-170 và vệ tinh qua kênh dân sự dễ dàng bị giải mã và Iran giành quyền kiểm soát thiết bị bay.

Hiện tại, vấn đề dễ tổn thương của GPS đang là một trong những vấn đề chú ý của Lầu Năm góc. Cuối năm 2017, lãnh đạo Văn phòng Phản ứng nhanh của Lầu Năm góc, Doug Wiltsie đã xác nhận, việc tăng cường khả năng bảo mật GPS của Quân đội Mỹ trước các đối thủ tiềm năng, trong đó có Nga, là ưu tiên hàng đầu. Đây chính là yêu cầu để CTTSC3 và AGS được giới thiệu.

Theo QDND

Đề được tư vấn kỹ hơn quý khách hàng hãy liên hệ với chúng tôi:

CÔNG TY TNHH TÍN ĐỨC

Nhà nhập khẩu & phân phối hàng đầu sản phẩm chính hãng tại Việt nam

Địa chỉ: số 2 ngõ 36 Nguyên Hồng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
Điện thoại: (84-024) 37735884 - Fax: (84-024) 37735891
Website: www.tinduc.vn - Email: tdcmail@hn.vnn.vn

 

 

Nhận xét bài viết


(Xem mã khác)

(Vui lòng điền đầy đủ thông tin hoặc đăng nhập bằng tài khoản Facebook hoặc Gmail)


Hiện tại chưa có ý kiến đánh giá nào về bài viết này. Hãy là người đầu tiên chia sẻ cảm nhận của bạn.

Chia sẻ facebook google zing
Chăm sóc khách khàng