hotline (024) 3773.5884 | 0983.239.623 | 0913.222.224
Việt Nam Việt Nam

MIỄN PHÍ VẬN CHUYỂN toàn quốc

Vận chuyển miễn phí: Toàn bộ các sản phẩm cung cấp bởi công ty Tín Đức được miễn phí vận chuyển trên toàn quốc bằng hình thức chuyển phát nhanh uy tín nhất của hãng Viettel. Hàng hóa được giao tận tay.

Công ty đảm bảo hàng hóa của quý khách được bảo quản an toàn tuyệt đối trong quá trình vận chuyển.

0
257 Thương hiệu 80 danh mục Tất cả sản phẩm
ong nhom fomei
Tin tức sự kiện

Nguyên nhân và cách khắc phục nhiễu sóng máy bộ đàm

03-06-2022, 10:07 am

Máy bộ đàm có chức năng sử dụng sóng vô tuyến để truyền tải thông tin tới một hay nhiều người. Tuy nhiên, khi sử dụng thiết bị, nếu không có kinh nghiệm thì bạn sẽ gặp phải nhiều lỗi khiến bộ đàm không liên lạc được. Một trong những lỗi hay gặp nhất là hiện tượng nhiễu sóng vô tuyến điện. Cùng tìm hiểu khái niệm nhiễu sóng là gì, nguyên nhân và cách khắc phục để quá trình liên lạc không bị gián đoạn nhé!

Hiện tượng nhiễu sóng là gì?

Nhiễu sóng, hay còn gọi là hiện tượng bị nhiễu sóng vô tuyến điện. Đây là quá trình ảnh hưởng của nguồn năng lượng không cần thiết từ một hoặc nhiều nguồn phát xạ, bức xạ hoặc các cảm ứng trên thiết bị thu ở hệ thống thông tin vô tuyến điện. Hiện tượng này đã kéo theo việc làm giảm chất lượng, gián đoạn hoặc làm mất hẳn thông tin liên lạc.

 

Nguyên nhân gây ra tình trạng nhiễu sóng

- Hiện tượng bị nhiễu/trùng kênh: Nguyên nhân gây ra là do có quá nhiều thiết bị sử dụng trùng tần số.

- Nhiễu kênh kề: Là do tín hiệu của kênh liền kề sở hữu băng thông rộng hơn loại băng thông cho phép và có thể gây chồng lấn sang kênh tần số khác.

- Nhiễu do xuyên điều chế: Là vì sự kết hợp giữa hai hoặc nhiều tín hiệu có tần số khác nhau khi truyền qua thiết bị phi tuyến, gây nên những tín hiệu không mong muốn. Những tín hiệu không mong muốn này có thể làm nhiễu các đài vô tuyến điện khác.

- Nhiễu tương thích điện từ trường (EMC): Là do thiết bị, hệ thống thiết bị vô tuyến điện và điện tử không thể hoạt động bình thường trong môi trường điện từ. Một số can nhiễu EMC thường gặp như :

+ Bức xạ từ máy tính, thiết bị điện gia dụng, lò vi sóng gây nhiễu đối với các thiết bị vô tuyến điện trong nhà (nhiễu sóng điện từ với các thiết bị như TV, đài thu thanh, nhiễu sóng điện thoại không dây).

+ Bức xạ đến từ các thiết bị ứng dụng trong công nghiệp, khoa học và y tế (ISM) gây nhiễu cho những thiết bị vô tuyến điện.

+ Bức xạ vì không bảo đảm kỹ thuật tại các điểm tiếp xúc giữa những đường dây tải điện chưa được bao bọc và các trụ sứ nên đã gây nhiễu cho các mạng đài vô tuyến điện đặt gần.

+ Những tín hiệu truyền hình trong mạng truyền hình cáp bị can nhiễu bởi một số đài vô tuyến điện với công suất lớn (như Phát thanh FM, Truyền hình hoặc bộ đàm Taxi...).

 

+ Bộ khuếch đại tín hiệu truyền hình (hay còn gọi là booster) gây ra hiện tượng nhiễu mạng thông tin di động.

- Nhiễu sóng đến từ các phát xạ không mong muốn (bao gồm loại phát xạ ngoài băng và phát xạ giả): Nguyên nhân gây nên tình trạng này là bởi các thiết bị phát sóng vô tuyến điện khác đã phát ra các tín hiệu không đáp ứng được quy chuẩn kỹ thuật. Các phát xạ ngoài băng này có thể gây nhiễu sóng vô tuyến điện của các đài khác.

- Nhiễu sóng của các điện thoại không dây có tần số không tuân thủ quy hoạch tần số vô tuyến điện. Vì vậy đã gây nhiễu sóng vô tuyến điện của các đài phát. Ví dụ, dòng điện thoại không dây DECT 6.0 có nguồn gốc từ Mỹ đã gây ra hiện tượng nhiễu mạng thông tin di động 3G.

Cách khắc phục lỗi nhiễu sóng ở bộ đàm

Một trong các loại thiết bị thường gặp tình trạng nhiễu sóng nhất chính là bộ đàm. Thiết bị này có tác dụng chính là giúp người dùng tăng hiệu suất công việc bằng cách liên lạc với nhau dễ dàng nhờ khả năng thu phát sóng vô tuyến 2 chiều. Nếu gặp tình trạng nhiễu sóng, chắc chắn bộ đàm sẽ không thể sử dụng được. Phương pháp để tránh nhiễu sóng bộ đàm chính là cài đặt tần số bộ đàm.Vậy cách cài đặt tần số cho máy bộ đàm như thế nào để khắc phục lỗi nhiễu sóng?

 

 

Trước khi cài đặt tần số cho máy bộ đàm, bạn cần tìm hiểu kỹ càng về dải tần số. Thông thường, tần số đối với máy bộ đàm cầm tay có 2 loại, đó là: VHF (tần số 136-174MHz) và UHF (tần số 400-470MHz).

Tần số VHF phù hợp ở khu vực trống trải và không có nhiều vật cản. Tần số UHF thích hợp với khu vực nhà cao tầng, địa hình có nhiều công trình xây dựng.

Để được tư vấn kỹ hơn quý khách hàng hãy liên hệ với chúng tôi:

CÔNG TY TNHH TÍN ĐỨC

Nhà nhập khẩu & phân phối hàng đầu sản phẩm chính hãng tại Việt nam
Địa chỉ: số 2 ngõ 36 Nguyên Hồng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
Điện thoại: (84-024) 37735884 – Fax: (84-024) 37735891
Website: www.tinduc.vn– Email: tdcmail@hn.vnn.vn

Bài viết liên quan

Tin nổi bật

Liên hệ Download

Thủ thuật nổi bật