Chọn danh mục tin tức

Dưới ống kính hiển vi có những gì ?

07-08-2022, 1:48 pm

Thế giới quanh ta được nhìn bằng mắt thường là một nơi vô cùng thú vị. Nó là một nơi của gồm rất nhiều những hiện tượng không thể lý giải.

          Một thiết bị đơn giản có tên “ống kính lúp” đã được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày. Phát minh này đã mở ra một thế giới thực tại mới và làm thay đổi nhận thức của con người về thiên nhiên và chính mình.

          Sau cùng, vũ trụ thần thoại của loài người dần được thay thế bằng những phương pháp khoa học tiên tiến bằng công cụ phát triển – kính hiển vi.

          Ngày nay, kính hiển vi được sử dụng phổ biến trong nhiều xã hội hiện đại.

          Bởi vì chúng là người mở lối cho sự hiểu biết của con người về những cấu trúc siêu nhỏ từ các tế bào đến khoáng chất, những dụng cụ đó được sử dụng thường xuyên trong những nghiên cứu khoa học, khoa học vật liệu, sinh học, dược học, kiến trúc,…

          Kính hiển vi có thể cho ta nhiều hình ảnh vô cùng thú vị và khác hoàn toàn so với những gì ta tưởng tượng.

                   1.Nhìn có vẻ giống một chiếc cánh bướm đầy màu sắc ?

 

Thực chất đây là tuyến phòng vệ của một chú bọ cánh cứng. Hình ảnh này được ghi lại trong phòng thí nghiệm vào 2022 bởi học giả Joseph Parker. Ph.D. Được mệnh danh là “ nhà hóa học của vương quốc động vật”, bọ cánh cứng tiết nhiều loại hợp chất hóa học để đáp ứng cá nhu cầu trong môi trường – hoặc để phòng thủ trước các mối đe dọa xung quanh, ví dụ như kiến. Phòng thí nghiệm của Parker tại Học Viện Công Nghệ California ở Pasadena đã làm sáng tỏ kĩ thuật sinh tồn này và đồng thời liên kết với sức khỏe con người và tạo ra một khám phá mới về các liệu pháp từ thiên nhiên.

 2. Những miếng “ rau” xanh này nhìn rất giống súp lơ, nhưng thực tế là…

 

Bức ảnh cho ta thấy một vùng của vi khuẩn E. coli ( Escherichia coli ), thường xuất hiện trong ruột con người và trong thiên nhiên. Một số loại vô hại nhưng một số có thể gây bệnh cho người. Sujit Datta,PhD.., một học giả vào năm 2021 đã cung cấp bức ảnh về một “ thuộc địa vi khuẩn” từ phòng thí nghiệm tại Đại Học Princeton ở New Jersey. Các nhà nghiên cứu ở đó đã phát triển một loại dung dịch dùng trong việc theo dõi vi khuẩn. Bằng cách xem xét cách vi khuẩn định hướng địa hình phức tạp này. Đội ngũ của Datta đang cố gắng để hiểu hơn về cách mà những vi khuẩn truyền nhiễm lây lan trong cơ thể con người.

 3. Đừng hiểu lầm, đây Không phải là một giải thiên hà đâu…

 

Hình ảnh này minh họa quá trình trao đổi chất trong cơ thể động vật có vú. Những vùng màu đỏ biểu diễn sự kết hợp của những cấu trúc bao gồm những tế bào rác : Lysosomes, Orgenelles mang Enzim tiêu hóa. Bức ảnh này được chụp trong phòng thí nghiệm của Christina Towers,PhD. Tế bào ung thư tiến hóa rất nhanh để trở nên miễn nhiễm với phương pháp điều trị bằng cách thích nghi với quá trình chuyển hóa. Towers đã khám phá ra rằng một vài tế bài ung thư vẫn có thể tiếp tục nhân bản kể cả khi quá trình trao đổi chất ngừng hoạt động.

 

4.Nhìn chống giống một loại sinh vật biển nào đó.. ?

                 Bức ảnh này minh họa các tê bào trong hạch liên hệ, một tập hợp các nơ – trong dây thần kinh lang thang của một chú chuột. Những hạt nơ-tron này vô cùng nhạy bén, chúng nhận biết tình trạng của cơ thể và chuyển những thông tin này đến não bộ. Kuei-Pin Huang, một nghiên cứu sinh sau tiến sĩ trong phòng thí nghiệm của Amber Alhadeff đã chụp được hình ảnh này. Nhóm của Alhadeff dựa trên Trung tâm giác quan hóa học Monell ở Philadelphia, đã phát hiện ra các mạch thần kinh điều phối dung dưỡng của cơ thể và nhu cầu ăn uống.

 

                                5. Bức ảnh này có vẻ giống xương hông của con người ?

Bức ảnh này thực ra là hình ảnh bộ não của một chú ruồi dấm. “Neuropeptides”, protein tham gia vào vào quá trình điều chế của sự thích nghi theo mùa trong các loài côn trùng, được chiếu sáng trong ánh sáng xanh. Bức ảnh được cung cấp bởi một nhà nghiên cứu người Mỹ Latin “Sergio Hidalgo Sotelo”. Rất nhiều động có những hành vi khác nhau trong suốt các mùa, và công việc của Hidalgo Sotel trong phòng thí nghiệm của Hoanna C, Chiu tại Đại Học California đã khám phá ra hiện tượng này ở cấp độ phân tử trong ruồi dấm. Những hệ quả được rút ra từ nghiên cứu này có thể giúp giải quyết những thắc về về làm cách nào để đối phó với sự rối loạn xảy ra trong các mùa khác nhau ở côn trùng.

Bạn thấy đó, dưới kính hiển vi những hình ảnh hoàn toàn khác so với những gì ta tưởng tượng và nhìn bằng mắt thường. Thật thú vị phải không nào ?

Một số loại kính hiển vi thông dụng bạn có thể tham khảo :

 

 

Để được tư vấn kỹ hơn quý khách hàng hãy liên hệ với chúng tôi:

CÔNG TY TNHH TÍN ĐỨC

Nhà nhập khẩu & phân phối hàng đầu sản phẩm chính hãng tại Việt nam
Địa chỉ: số 2 ngõ 36 Nguyên Hồng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
Điện thoại: (84-024) 37735884 – Fax: (84-024) 37735891
Website: 
www.tinduc.vn– Email: tdcmail@hn.vnn.vn

 

Nhận xét bài viết


(Xem mã khác)

(Vui lòng điền đầy đủ thông tin hoặc đăng nhập bằng tài khoản Facebook hoặc Gmail)


Hiện tại chưa có ý kiến đánh giá nào về bài viết này. Hãy là người đầu tiên chia sẻ cảm nhận của bạn.

Chia sẻ facebook google zing
Chăm sóc khách khàng